Hiển thị các bài đăng có nhãn Cách xuất bản sách? làm sao để xuất bản sách? xuất bản sách như thế nào? muốn xuất bản sách thì làm thế nào?. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cách xuất bản sách? làm sao để xuất bản sách? xuất bản sách như thế nào? muốn xuất bản sách thì làm thế nào?. Hiển thị tất cả bài đăng

Hướng Dẫn Viết Truyện Hư Cấu (Phần 2)

Mời các bạn theo dõi tiếp cách để viết truyện hư cấu như thế nào. Phần này sẽ có nhiều lưu ý sẽ giúp bạn viết truyện hư cấu hay hơn. Xem phần 1 tại đây.

8.Tham khảo ý kiến của người khác


Hãy cho người khác đọc bản thảo của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn thông tin phản hồi có giá trị, và họ thậm chí có thể giúp bạn tiếp tục với công việc viết lách của mình.

9.Loại bỏ những điều không đem lại kết quả
Ngạc nhiên thay, có khá nhiều điều không đem lại kết quả. Đừng sợ khi phải loại bỏ những nhân vật, cốt truyện, và bất kỳ điều gì không phù hợp trong quyển sách hư cấu của bạn. Tương tự, không nên ngần ngại khi phải thêm các yếu tố và nhân vật mới có thể giúp bạn lắp đầy lỗ hổng và tăng thêm ý nghĩa cho tác phẩm của bạn. Trong trường hợp bạn viết sách phi hư cấu, hãy tìm thêm những thông thực tế giúp hỗ trợ cho lời tuyên bố của bạn!

10.Cần nhớ rằng nhiều tác giả cũng đã từng phải hình thành khá nhiều bản thảo trước khi có thể tìm được ý tưởng thật sự phù hợp mà họ có thể gắn bó với nó

Hãy lấy Veronica Roth làm ví dụ, cô ấy là tác giả của bộ ba quyển sách Divergent (Dị biệt). Cô ấy đã từng viết trên trang blog cá nhân rằng cô ấy đã phải thử đi thử lại ít nhất là 48 lần trước khi có thể xác định được ý tưởng phù hợp, và đó là thời gian mà cô ấy còn đang học đại học!

11. Viết về bất kỳ điều gì mà bạn biết
Câu nói này có thể sẽ phù hợp hoặc không phù hợp với bạn. Sẽ tốt hơn khi bạn không phải tiến hành một loại những nghiên cứu trước khi bắt đầu viết, nhưng tìm hiểu thêm một ít thông tin cũng khá hữu ích. Ngoài ra, đây là một bài luyện tập khá tốt: Viết ra những điều mới mẻ có thể sẽ giúp bạn tìm được ý tưởng!

12.Không ngừng cố gắng


Hãy cố gắng giữ cho tâm trí của bạn không ngừng suy nghĩ về một loạt các ý tưởng mọi lúc mọi nơi để bạn không thể viện cớ hết ý tưởng để viết, nhất là sách phi hư cấu luôn cần ý tưởng sáng tạo cao. Bạn không cần phải viết MỌI THỨ vào tác phẩm của bạn, chỉ cần sử dụng một lượng thông tin vừa đủ để làm hài lòng độc giả. Nếu bạn cảm thấy chán ngán khi phải viết, hãy nghỉ ngơi một chút và tái kết nối với thế giới xung quanh, nơi mà bạn có thể tìm thấy ý tưởng của mình. Hoặc bạn có thể thử sử dụng phương pháp viết tự do – chỉ cần viết, không chỉnh sửa, không tẩy xóa "bởi vì chúng quá tệ", chỉ cần viết không ngừng nghỉ – ngay cả khi chúng chỉ là những bối cảnh, giai điệu, hoặc từ ngữ hoàn toàn không ăn nhập với câu chuyện.
Lưu ý:
Hãy ghi nhớ 5 yếu tố quan trọng sau :
o    Nhân vật
o    Địa điểm
o    Hành động
o    Vấn đề
o    Giải pháp
Một quyển sách khiến người khác muốn đọc cần phải sở hữu tựa đề hay, một trang bìa đẹp mắt, hình ảnh bìa đẹp, và tất nhiên, đoạn văn hay để mở đầu.
Luôn nhớ đọc lại tác phẩm của mình! Nếu bạn không đọc lại tác phẩm, bạn sẽ không thể nào nâng cao chất lượng tác phẩm của mình. Tại tòa sạn, biên tập viên sẽ đọc tác phẩm của bạn. Mọi người thường yêu thích sách, và quyển sách đó cần phải thật sự có thể khiến họ "đam mê".
Không nên căng thẳng nếu bạn thay đổi cốt truyện giữa chừng. Ý tưởng hay ho nhất sẽ không xuất hiện khi bạn đang tập trung động não mà chúng được hình thành khi bạn bắt tay vào việc viết lách. Hãy tập trung viết và mọi chuyện khác sẽ đến một cách tự nhiên.
Đừng nên nản lòng! Nếu bạn gặp khó khăn với tác phẩm của mình, hãy nghỉ ngơi một chút. Hãy dành thời gian viết truyện ngắn, viết một bài báo, một bài luận.
Viết về những điều bạn biết, đặc biệt khi bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Hầu hết các nhà văn nổi tiếng từng có các tác phẩm bán chạy thường đã viết ít nhất một vài quyển sách dựa trên những vấn đề đã xảy ra với họ (hoặc với người thân thiết với họ) trong đời thực.
Nếu bạn gặp khó khăn với một ý tưởng nào đó, hãy nhắm mắt lại, giữ bình tĩnh và để trí tưởng tượng bay xa!


Chuẩn bị tinh thần cho việc dành thời gian khá nhiều để viết sách, và đừng ngần ngại khi phải viết lại tác phẩm của bạn. Nhiều tác giả nổi tiếng từng phải dành hàng thập kỷ để có thể hoàn thành tác phẩm của họ!
Tránh tạo nên nhân vật quá hoàn hảo, và hãy lắng nghe tiếng nói của họ. Hãy suy nghĩ về cách phản ứng của họ trước tình huống mà bạn đang gặp phải.
Hãy tạo nên một tác phẩm độc đáo. Đừng sao chép cốt truyện của người khác.
Không nên viết những điều vô nghĩa và tập trung vào mục tiêu chính, có như vậy, tác phẩm của bạn mới có thể trở nên dễ hiểu hơn nhưng thỉnh thoảng bạn cần thêm thắt một số chi tiết để câu chuyện của bạn trở nên thú vị hơn.
Nếu bạn muốn thêm thông tin có thật vào tác phẩm của bạn, chẳng hạn như những điều trong bản tin, đừng ngụy tạo nó. Trước tiên, hãy tiến hành nghiên cứu về nó. Bạn có thể tìm kiếm thông tin cho tác phẩm của bạn.
Hãy nhớ tiến hành nghiên cứu trước khi viết để có thể chắc chắn rằng quyển sách mà bạn dự định viết không trùng lắp với bất kỳ một tác phẩm nào.
Cởi mở đón nhận sự phê bình. Tuy nhiên, nếu mọi việc không diễn ra như bạn mong đợi, bạn cũng không nên quá buồn lòng.
Người dự định viết quyển sách đầu tiên cần phải kiên trì với quyết định của mình. Anh ấy hoặc cô ấy không nên quá lo lắng về thời gian và tiền bạc. Xuất bản quyển sách đầu tiên có thể sẽ như mong đợi, nhưng người đó sẽ có thể học hỏi từ những sai lầm của họ.
Tránh đạo văn (sao chép tác phẩm của một tác giả khác). Ngay cả khi bạn đã cố gắng thay đổi nó theo hướng càng nghệ thuật càng tốt, sẽ có người lần theo dấu vết và liên kết các phần sao chép với nhau. Nhiều người cho rất thích thực hiện việc này.

Hãy chắc chắn rằng bạn THÍCH những gì bạn viết! Thường xuyên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
o Mình có thích nó không?
o Nó có hài hước không?
o Mình có thích nhân vật chính hay không?
Và quan trọng hơn hết là: Mình có thật sự muốn viết nó hay không?
§             Lý do: Sẽ không hề hay ho gì nếu bạn viết chỉ vì một người nào đó ép buộc bạn. Hãy viết vì bạn thật sự MUỐN viết.


    Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Hướng Dẫn Viết Truyện Hư Cấu (Phần 1)

Cám ơn các bạn đã gửi nhiều câu hỏi cho mình trong thời gian qua. Hôm nay, mình xin tổng hợp cách để các bạn có thể viết truyện hư cấu như thế nào. Xin mời các bạn theo dõi.

1.Lựa chọn chủ đề mà bạn biết rõ, hoặc muốn biết về nó


Sách phi hư cấu của bạn có thể là thông tin về một nơi nào đó mà độc giả muốn đến, hoặc thông tin về một nơi nói chung. Nó có thể là về xã hội ngày nay, hoặc về vị lãnh đạo hiện tại hoặc trong lịch sử hoặc một người nổi tiếng nào đó. Điều duy nhất mà bạn cần lưu ý đó là sách phi hư cấu cần phải dựa trên sự thật.

2.Nghiên cứu


Cho dù có biết nhiều đến đâu, mỗi chuyên gia đều có ít nhất một điều mà họ phải học hỏi! Bạn sẽ không thể biết hết về một chủ đề nào đó. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc trở ngại, hãy thử thực hiện các phương pháp sau:
Tìm kiếm trực tuyến. Đôi khi bạn cần phải nỗ lực khá nhiều để có thể thu hẹp phạm vi của tác phẩm, nhưng hãy để công cụ tìm kiếm giúp bạn chinh phục tri thức. Bạn không nên chỉ tìm hiểu về bài viết chính, hãy xem thêm các bài tham khảo khác. Để lại những câu hỏi trên diễn đàn và những trang web khác phòng trường hợp một người nào đó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Tham khảo quyển sách phi hư cấu khác về chủ đề tương tự hoặc có liên quan đến chủ đề của bạn. Tác giả của quyển sách đó có thể có góc nhìn khác, và họ cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn có thể đã bỏ sót, và bạn sẽ tiến hành tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác để xác thực thông tin trước khi thêm chúng vào quyển sách của bạn có đúng không? Đúng vậy!
Tham khảo ý kiến của chuyên gia. Có khả năng là trên thế giới này có các chuyên gia đã từng có những thành công để đời và biết rõ mọi điều về chủ đề mà bạn đang viết. Hãy cố gắng tìm họ, xin họ dành cho bạn một ít thời gian, và hỏi họ xem liệu họ có thông tin độc đáo hoặc thú vị nào về chủ đề mà bạn đang viết hay không.
Tham khảo bách khoa toàn thư. Đúng vậy, đây là một công việc khá nhàm chán, nhưng ai đó sẽ phải thực hiện nó. Và người đó có thể là bạn, khi bạn cần phải thu thập thông tin cần thiết cho quyển sách hư cấu của bạn.

    3.Định dạng quyển sách của bạn

   Những quyển sách không thể xuất bản là những quyển sách có bố cục kém. Ví dụ, không nên bàn về khu vực thích hợp để câu cá và những vùng biển ở Châu Âu trong cùng một chương. Do đó, ít nhất bạn  cũng phải lên bố cục chính xác, rõ ràng, không trùng lập ý cho cuốn sách hư cấu của bạn.

         4.Thêm vào những chi tiết sống động

       Không ai lại thích đọc một quyển sách nhàm chán! Một quyển sách hay là một quyển sách giàu chi tiết và màu sắc, và cả cuốn sách hư cấu cũng vậy, càng sáng tạo, càng thu hút độc giả.

5.Hãy kiên trì


Một chàng trai trẻ hỏi rằng "Làm thế nào để tôi có thể vào Nhạc viện Thành phố?", "Luyện tập", người tài xế trả lời. Có công mài sắc có ngày nên kim. Hãy viết một cách thường xuyên – cho dù là bạn viết về câu chuyện của bạn, hoặc về một suy nghĩ hoặc một điều gì đó mà bạn quan sát được. Bạn càng luyện tập nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ trở nên thành thạo hơn bấy nhiêu. Quyển sách của bạn không cần phải hoàn hảo, không cần phải giống như điều mà bạn muốn lúc đầu – điều quan trọng nhất là bạn có thể viết nó. Sau này, bạn sẽ có khá nhiều thời gian để xem lại cách viết truyện hư cấu của mình.

6.Không ngừng đưa ra câu hỏi về động cơ, câu chuyện, và nhân vật của bạn

Bạn phải hình thành lý do cụ thể cho mọi sự kiện và mọi nhân vật trong tiểu thuyết của bạn - viết rằng lá có màu xanh sẽ giúp độc giả nhận thức được rằng đó là mùa xuân hoặc mùa hè. Viết rằng một nhân vật nào đó có bộ râu rậm rạp cho thấy rằng ông ta đã bị cầm tù hoặc tương tự (hoặc có thể ông ta là một diễn viên Hollywood). Mỗi nhân vật đều phải có động cơ cho hành động của mình, vì vậy hãy đặt ra câu hỏi cho "họ" khi bạn viết. "Tại sao ông lại muốn lên chuyến bay đó và bỏ mặc anh ta ở Huế?"

7. Nghỉ giải lao trước khi xem lại một vài quan điểm


Khả năng viết sẽ được cải thiện theo khoảng cách. Khi bạn trở lại với tác phẩm của mình sau giờ giải lao, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những điều phù hợp và không phù hợp trong câu chuyện mà bạn đã viết, cố gắng xác định điều này khi bạn đang mắc kẹt ở giữa câu chuyện sẽ gây khó khăn hơn cho bạn. Hãy bỏ qua một bên một chương nào đó trong vòng một tuần và quay về với nó sau này khi bạn cảm thấy hoàn toàn sảng khoái và có cách nhìn mới mẻ hơn.
Nếu bạn gặp phải tình trạng không có cảm hứng để viết (writer’s block), hãy ngừng viết trong một vài ngày, nghe nhạc nhẹ để làm trống tâm trí.
Đón xem tiếp phần 2.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Cách Viết Tự Truyện Hay (Phần Cuối)

Xin mời các bạn theo dõi hướng dẫn viết tự truyện phần cuối. Xem phần đầu tại đây.

1.Đảm bảo viết đúng các dữ kiện. 


Kiểm tra kỹ ngày tháng, tên, chi tiết các sự kiện và các vấn đề khác trong cuốn sách để chắc chắn rằng bạn đã mô tả đúng. Tuy rằng đây là câu chuyện cuộc đời của bạn, bạn vẫn không nên đưa ra những thông tin sai lạc về những sự kiện đã xảy ra sẽ làm cuốn tự truyện mất đi yếu tố thật.
Bạn có thể phóng đại một chút về những mục tiêu và dự định của riêng bạn, nhưng đừng thêu dệt nên những mẩu đối thoại với những con người thật, hoặc tạo ra một phiên bản khác của những sự kiện thực sự đã xảy ra. Tất nhiên là không ai có thể nhớ mọi việc một cách hoàn hảo, nhưng bạn nên phản ánh đúng hiện thực bằng hết khả năng của mình.
Xin phép sử dụng tên người hoặc trích dẫn lời nói của những người khác nếu bạn đưa vào cuốn tự truyện. Một số người có thể không thích xuất hiện như một nhân vật trong tự truyện của người khác, và bạn nên tôn trọng điều đó bằng cách thay đổi lối diễn tả hoặc đổi tên của họ nếu cần thiết.

2.Biên tập bản thảo

Khi cuốn tự truyện đầu tiên đã hoàn thành, bạn hãy xem lại toàn bộ và gọt giũa lại. Sắp xếp lại các đoạn văn, thậm chí cả các chương nếu cần thiết. Trau chuốt lại cách dùng từ và diễn đạt lại câu chữ sao cho rõ ràng và thú vị hơn. Sửa các lỗi ngữ pháp và chính tả.

3.Chia sẻ cuốn tự truyện với những người khác

Giới thiệu cuốn tự truyện của bạn với câu lạc bộ đọc sách hoặc một người bạn để biết những quan điểm của người bên ngoài. Những câu chuyện mà bạn cảm thấy thú vị có thể lại nhạt nhẽo đối với người khác. Bạn hãy thu thập phản hồi từ nhiều người nếu có thể để có một cái nhìn rõ hơn về việc sách của bạn đã truyền đến người đọc như thế nào.
Nếu nhiều người đề nghị cắt một phần nào đó, bạn hãy nghiêm túc cân nhắc đến điều này.
Cố gắng thu thập các ý kiến của những người ngoài vòng gia đình hoặc bạn bè, những người mà bạn biết rằng có thể chia sẻ cảm xúc hoặc có thiên kiến – nhất là khi họ xuất hiện trong tự truyện của bạn.

           4.Thuê một biên tập viên bản thảo
Một biên tập viên giỏi sẽ giúp câu chữ của bạn rõ ràng khúc chiết hơn và những phần mờ nhạt sẽ sáng sủa hơn. Cho dù bạn dự định nhờ một nhà xuất bản in cuốn sách hay tự mình xuất bản thì việc nhờ người chuyên nghiệp gọt giũa lại trong giai đoạn cuối của tiến trình viết tự truyện cũng sẽ không bao giờ thừa.

5.Đặt tựa đề


Tựa đề phải phù hợp với giọng văn và phong cách của cuốn tự truyện, ngoài ra phải thu hút sự chú ý và khơi gợi sự hứng thú của người đọc. Đặt tựa đề ngắn và dễ nhớ thay vì dài dòng và khó hiểu. Bạn có thể đặt tựa đề bằng tên của bạn kèm theo "Tự truyện của tôi”, hoặc chọn tựa đề ít trực tiếp hơn. Sau đây là một vài tựa đề của các tự truyện nổi tiếng và nắm bắt được nội dung câu chuyện một cách hoàn hảo:
·      Bossy Pants, (tạm dịch: “Kẻ hách dịch”) của Tina Fey
·      My Confession, (Lời xưng tội của tôi) của Leo Tolstoy
·      A Long Walk to Freedom (Hành trình dài đến tự do) của Nelson Mandela
·      The Sound of Laughter (tạm dịch: Âm thanh tiếng cười) của Peter Kay

6.Thực hiện các bước tự xuất bản sách


Dù không nghĩ đến việc bán sách cho công chúng, có lẽ bạn vẫn muốn cuốn tự truyện của mình được thiết kế và in ấn để lưu giữ, tặng người thân và những người được nhắc đến trong tự truyện. Bạn có thể tìm các công ty có dịch vụ thiết kế, in ấn và vận chuyển, đồng thời quyết định nên đặt bao nhiêu bản. Nhiều công ty có thể cho ra sản phẩm không thua kém gì những cuốn sách được in bởi các nhà xuất bản truyền thống.
Nếu không muốn trả tiền cho dịch vụ xuất bản, bạn vẫn có thể có một cuốn sách đẹp bằng cách đem ra tiệm photocopy để in và đóng sách.

7.Cân nhắc tìm một người đại diện văn học (đại diện cho nhà văn)


Nếu bạn muốn xuất bản tự truyện của mình và đưa ra công chúng thì việc tìm sự hỗ trợ của người đại diện văn học có thể mở đường cho bạn. Tìm những người đại diện văn học chuyên về tự truyện và gửi cho họ một bức thư đề xuất với các thông tin về cuốn sách của bạn, về bản thân bạn và lý do cho thấy tại sao sách của bạn đáng chú ý.
Mở đầu thư đề xuất bằng lời giới thiệu chặt chẽ và súc tích, mô tả những điểm sáng của cuốn sách. Nêu đúng thể loại sách và diễn tả điều gì sẽ khiến cuốn sách của bạn nổi bật. Nói với người đại diện về lý do bạn nghĩ rằng họ là người thích hợp để đem sách của bạn đến giới thiệu với các nhà xuất bản.
Gửi vài chương sách cho những người đại diện nào tỏ ra quan tâm.
Ký hợp đồng với một người đại diện mà bạn tin tưởng. Nhớ đọc kỹ hợp đồng và kiểm tra lịch sử của họ trước khi đặt bút ký bất cứ thứ gì.

8.Gửi thư đề xuất trực tiếp đến các nhà xuất bản


Nếu không muốn mất thời gian tìm người đại diện, bạn có thể gửi thư thẳng đến các nhà xuất bản xem thử nơi nào có hứng thú. Tìm kiếm những nhà xuất bản chuyên xuất bản sách cùng thể loại. Đừng gửi toàn bộ bản thảo ngay; bạn nên chờ thư yêu cầu gửi bản thảo từ nhà xuất bản.
Nhiều nhà xuất bản không nhận các bản thảo hoặc các thư đề xuất không được yêu cầu. Đảm bảo chỉ gửi thư đến các nhà xuất bản đồng ý tiếp nhận.
Nếu nhà xuất bản quyết định tiến tới thương thảo với bạn, bạn sẽ cần ký hợp đồng và đặt lịch trình biên tập, thiết kế, sửa bản thảo và cuối cùng là xuất bản tự truyện của bạn.

9.Tìm cách xuất bản cuốn sách của bạn trên internet.

Đây là một xu hướng ngày càng được ưa chuộng trong việc xuất bản sách và là một cách tuyệt vời để tiết kiệm chi phí in và vận chuyển sách. Bạn có thể tìm kiếm các nhà xuất bản sách trực tuyến cùng thể loại, gửi thư đề xuất, tiến tới biên tập và xuất bản sách của bạn.

Chú ý:
·   Viết câu chuyện của bạn sao cho sinh động, nhưng đừng sa đà trong các chi tiết không quan trọng. Mặc dù bạn muốn cuốn tự truyện của mình đáng nhớ, nhưng bạn cũng cần phải làm sao cho câu chuyện không trở nên buồn chán. Việc đưa vào truyện quá nhiều chi tiết - liệt kê tất cả những người có mặt ở buổi tiệc hoặc mô tả mọi sự kiện trong từng ngày - sẽ khiến cuốn truyện của bạn bị sa lầy.
·   Cuốn tự truyện của bạn có thể bao gồm lời đề tặng, lời tựa, các con số thống kê quan trọng, bảng trình tự thời gian, cây gia phả và lời bạt.
·   Nếu mục đích cuốn tự truyện của bạn là truyền lại cho đời sau, bạn nên cân nhắc đưa vào những vật kỷ niệm (ví dụ như hình ảnh, vật gia truyền, huy hiệu, vật lưu niệm, thư từ, v.v…) và định dạng cuốn tự truyện của bạn như một quyển sổ lưu niệm. Tất nhiên là bạn không thể sao chép tất cả các vật kỷ niệm đi kèm, vì vậy bạn vẫn cần phải cân nhắc xem nên làm gì với bản gốc của bạn và các vật khác, chẳng hạn như các huy hiệu hoặc vật gia truyền có kích thước lớn.

·   Nếu bạn không có khiếu viết lách hoặc chỉ cần ai đó giúp bạn sắp xếp các ý tưởng, bạn có thể cân nhắc tìm một người viết thuê hoặc người chuyên viết tiểu sử cá nhân. Đây là cách mà các ngôi sao nổi tiếng thường làm. Ngoài ra còn có phần mềm cho phép bạn đánh máy câu trả lời vào các mẫu có sẵn trong máy tính, do đó cũng giải quyết được vấn đề về chữ viết. Nhiều người chọn cách đánh máy trực tiếp vào mẫu trên mạng.


         Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Cách viết tự truyện hay (phần 2)

Sau khi đã tổng quan được mọi thứ cần thiết cho cuốn tự truyện của bạn, bước kế tiếp bạn sẽ phải làm gì? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của hướng dẫn viết tự truyện. (Xem phần 1 tại đây)

1.Tạo một cốt truyện bao quát


Bây giờ, khi đã biết nội dung muốn đưa vào tự truyện, bạn hãy nghĩ về kết cấu của câu chuyện. Cũng như bất cứ cuốn truyện hay nào, cuốn tự truyện của bạn cũng cần một cốt truyện hấp dẫn. Hãy sử dụng các chất liệu mà bạn có để tạo nên một câu chuyện lý thú hướng đến cao trào và cuối cùng là giải quyết xung đột. Bạn có thể tạo ra một cốt truyện bằng cách sắp xếp và kết nối những ký ức cũng như các giai thoại để mạch truyện trôi chảy một cách hợp lý.
Xung đột chính của câu chuyện là gì? Trở ngại lớn nhất trong cuộc đời mà bạn phải mất nhiều năm để vượt qua hoặc đương đầu là gì? Có thể đó là một căn bệnh hồi bạn còn nhỏ, một mối quan hệ nhiều rắc rối, một loạt những trở ngại trong sự nghiệp, một mục tiêu mà bạn phấn đấu hàng chục năm để đạt được hoặc bất cứ vấn đề nào. Tìm xem những cuốn sách và bộ phim mà bạn yêu thích để có thêm những ví dụ về sự xung đột.
Tạo sự căng thẳng và gay cấn. Sắp xếp sao cho có một loạt những câu chuyện dẫn đến cao trào của xung đột. Nếu xung đột trong tự truyện của bạn là việc phấn đấu đạt được mục tiêu thi đấu ở thế vận hội, bạn hãy dẫn dắt câu chuyện đến cao trào bằng những thành công nhỏ và nhiều lần thất bại. Bạn cần phải để người đọc tò mò muốn hỏi, rồi cô ấy có đạt được không? Anh ấy có làm được không? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
Tạo cao trào. Câu chuyện của bạn sẽ tiến triển đến khi xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm. Ngày thi đấu đã đến, cuộc đối đầu với đối thủ lớn nhất của bạn, thói đam mê cờ bạc đã hạ gục bạn, bạn mất hết tiền – và bạn đã sáng mắt ra.
Kết thúc bằng việc giải quyết xung đột. Hầu hết các cuốn tự truyện đều có kết thúc có hậu, vì người viết truyện đang sống để kể lại câu chuyện – và hy vọng cuốn truyện được xuất bản. Ngay cả khi cái kết không vui lắm thì bạn cũng nên làm vừa ý người đọc. Theo một cách nào đó thì bạn đã đạt được mục tiêu của mình hoặc chiến thắng cuộc thi. Thậm chí cả khi thất bại thì bạn cũng đã hiểu chuyện và khôn ngoan hơn.

2.Xác định thời gian bắt đầu câu chuyện


Bạn có thể đi vào câu chuyện theo trình tự thời gian, bắt đầu khi bạn chào đời và kết thúc với thời hiện tại, nhưng nghệ thuật đảo trình tự thời gian có thể giúp cho cuốn truyện của bạn lý thú hơn.
Bạn có thể đóng khung toàn bộ cuốn tự truyện với những suy nghĩ hiện tại và kể lại câu chuyện qua một loạt những cảnh hồi tưởng.
Bạn cũng có thể mở đầu truyện bằng một khoảnh khắc xúc động thời ấu thơ, đi ngược lại quá khứ để kể câu chuyện về truyền thống của gia đình bạn, tiến đến những năm đại học và bước vào câu chuyện về sự nghiệp, xen vào đó là những giai thoại thời thơ bé để tạo vài nét chấm phá hài hước nhẹ nhàng.

3.Đưa chủ đề vào câu chuyện


Dùng các chủ đề chính trong cuộc sống của bạn để đan kết các câu chuyện với nhau, nối liền quá khứ và hiện tại. Ngoài xung đột chính, còn có những chủ đề nào theo suốt bạn trong cuộc sống? Tình cảm gắn liền với những ngày lễ nào đó, một nơi chốn thân thương mà bạn thăm lại nhiều lần, một chàng trai khiến con tim bạn đập rộn ràng, một đời sống tinh thần phong phú mà bạn thường đắm mình trong đó. Hãy đưa các chủ đề trên vào để vẽ nên bức tranh dính kết của cuộc đời bạn để tạo thành cuốn tự truyện.

4.Lùi lại một bước để suy tưởng


Bạn đang ghi chép lại những bài học của cuộc đời mình, nhưng bạn đã học được điều gì từ chúng? Những dự định, ước mơ, cảm giác mất mát, vui sướng, sự khôn ngoan tích lũy được và những ý nghĩ nội tâm khác nên được đưa vào xuyên suốt câu chuyện. Việc dừng mô tả các hành động trong truyện để nghiền ngẫm ý nghĩa của mọi điều là một cách hay để cuốn tự truyện của bạn thêm sâu sắc.

5.Chia thành nhiều chương để tạo kết cấu truyện

Các chương trong truyện rất hữu ích vì chúng cho phép bạn chuyển sang bàn luận về các giai đoạn và sự kiện trong cuộc đời. Chẳng phải chúng ta thường nói rằng “khép lại một chương” hoặc ”mở ra một chương mới trong cuộc đời” đó sao, và điều đó càng thích hợp khi nói đến tự truyện. Các chương được ngắt ra trong truyện cho phép bạn bỏ qua mười năm kế tiếp, lùi lại quá khứ, hoặc bắt đầu một chủ đề mới mà không khiến người đọc quá bối rối.
Cân nhắc kết thúc chương tại điểm xúc động hoặc gay cấn để người đọc háo hức xem tiếp chương sau.
Phần mở đầu của các chương là cơ hội để nhìn lại toàn cảnh về quá khứ, mô tả bối cảnh và tạo nên sắc thái cho những chuyện xảy ra sau đó.


     Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Cách để viết bản thảo đầy lôi cuốn

Nhiều bạn đã gửi thư hỏi mình rằng muốn viết một bản thảo lôi cuốn để xuất bản thành công, nhưng vẫn chưa biết phải làm thế nào. Thật sự mà nói, xuất bản sách thành công cũng là một phần cơ duyên của bạn trên con đường viết lách, để xuất bản được cuốn sách có lẽ đó là một phần ý chí phấn đấu trong bạn, còn muốn cuốn sách có được sự thành công, thì nó dựa trên khả năng viết của bạn có thật sự xuất sắc hay không. Sau đây chỉ là một số bước cơ bản mà tôi nghĩ rằng có thể giúp bạn viết sách hay hơn.

1.Phát triển quan điểm của bản thân
Hầu hết mọi truyện ngắn đều được viết dưới góc nhìn (ngôi) của người thứ nhất, thứ hai, hoặc thứ ba. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn chỉ nên theo sát một loại. Sau đây là 3 loại ngôi và cách sử dụng chúng:
Ngôi thứ nhất. Ngôi thứ nhất là người kể chuyện trực tiếp từ quan điểm của nhân vật, người sử dụng chủ từ "tôi" để nói về mình. Ví dụ:"Tôi chưa từng nói cho ai biết điều này". Ngôi thứ nhất là biện pháp tuyệt vời nếu bạn muốn theo sát suy nghĩ và quan điểm của nhân vật, nhưng nó có thể sẽ khá hạn chế nếu quan điểm của nhân vật chỉ có giới hạn. Ngôi thứ nhất sẽ là góc nhìn dễ dàng nhất khi bạn mới bắt đầu viết lách.
Ngôi thứ ba. Ngôi thứ ba là khi bạn viết về nhân vật sử dụng chủ từ "anh ấy" hoặc "cô ấy" từ cái nhìn của người ngoài cuộc, chẳng hạn như "Anh ấy đã rất mệt". Trong ngôi thứ ba, tác giả có thể tiến gần đến suy nghĩ của nhân vật hoặc tiến xa khỏi chúng.
Ngôi thứ hai. Ngôi thứ hai đề cập trực tiếp đến người đọc dưới chủ từ "bạn". Ví dụ như "Bạn đang bước vào văn phòng của tôi". Đây là kỹ thuật khá tuyệt vời để tạo sự chú ý cho độc giả, nhưng nó có thể sẽ trở nên quá mức.

2.Mở rộng cốt truyện


Mỗi mẩu truyện ngắn đều cần phải có cốt truyện để thu hút người đọc, khiến họ thắc mắc về chuyện sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này không có nghĩa là câu chuyện của bạn phải bao gồm sự rượt đuổi tốc độ hoặc một án mạng; khán giả vẫn sẽ muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi việc chỉ xoay quanh cuộc trò chuyện của hai người bên tách cà phê. Mặc dù, mỗi mẩu truyện ngắn đều khác nhau, sau đây là một vài nhân tố cơ bản:
Sự gia tăng trong hành động/sự diễn giải: điều này thường xuất hiện trong phần đầu của truyện ngắn, khi các nhân vật chính, bối cảnh, và trọng tâm của xung đột được giới thiệu với đọc giả. Tuy nhiên, một vài câu chuyện lại bắt đầu bằng hành động và khiến người đọc phải đi ngược thời gian để tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra.
Mâu thuẫn: điểm nhấn của câu chuyện. Mỗi câu chuyện đều cần phải có cao trào, hoặc nếu không, người đọc sẽ không muốn đọc tiếp, bất kể sự bóng bẩy trong ngôn từ của câu chuyện. Mỗi câu chuyện đều cần đến xung đột hoặc đỉnh điểm của căng thẳng; nó có thể kịch tích như cuộc chiến của hai người đàn ông vì một người đàn bà, hoặc một cô gái đang tự hỏi liệu bạn của cô ấy có mời cô ấy đi dự tiệc hay không. Bản chất của mâu thuẫn không quan trọng – điều quan trọng là người đọc phải quan tâm đến vấn đề đang diễn ra.
Sự giảm dần trong hành động: giải pháp của câu chuyện. Sau khi xung đột đã được bàn luận và giải quyết, bạn cần phải chấm dứt câu chuyện. Nhưng hầu hết truyện ngắn thường sẽ không sở hữu kết thúc có hậu, hoặc thậm chí là kết thúc rõ ràng. Nhiều câu chuyện kết thúc bằng một từ hoặc hình ảnh khiến người đọc phải suy nghĩ. Nếu câu chuyện chỉ đơn thuần là "đặt dấu chấm hết" vào phút cuối, bạn đã loại bỏ một vài sự bí ẩn và sự lôi cuốn của nó.

3.Khai thác nhân vật

                                            Romeo & Juliet 1968

Câu chuyện của bạn cần phải sở hữu một hoặc nhiều nhân vật có thể thu hút sự quan tâm hoặc thậm chí là gốc rễ của vấn đề, ngay cả khi họ không phải là công dân gương mẫu hoặc người tốt tính. Bạn có thể mô tả họ theo nhiều cách thức phù hợp khác nhau. Sau đây là một vài phương pháp để cung cấp cho đọc giả cảm giác rõ ràng về nhân vật:
Mô tả điều họ nói. Lời hội thoại hoàn hảo sẽ hình thành cái nhìn sâu sắc về ý định của nhân vật – đặc biệt nếu cuộc hội thoại không tương xứng với suy nghĩ của họ.
Diễn tả hành động của họ. Nhân vật của bạn có thức giấc vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày mà không cần sử dụng báo thức, hay là họ dành hàng giờ để ấn nút "snooze" (hoãn báo thức) trước khi thức dậy? Hành động nhỏ có thể giúp xây dựng nhân vật, tuy nhiên, ban đầu, chúng sẽ trông có vẻ như không đáng kể.
Diễn tả ngoại hình của họ. Nhân vật của bạn có “diện” quần áo đẹp khi đi chợ, hoặc mỉm cười điên cuồng trong giây phút đắm chìm trong nỗi buồn sâu thẳm? Ngoại hình của nhân vật sẽ cho mọi người biết về trạng thái tinh thần của người đó.
Mô tả cách họ tương tác với người khác. Có phải nhân vật của bạn vô cùng nhút nhát, hoặc quá hống hách đến nỗi mọi người xung quanh không muốn họ mở miệng? Có phải người đó đối xử tốt với người hầu bàn vì mẹ của anh ta cũng đã từng là người hầu bàn, hay anh ta là một tên đểu giả bởi vì một cô phục vụ nào đó đã từng làm tan nát trái tim anh ta, hay bởi vì anh ta chỉ đơn giản là thích làm vậy? Quan sát cách anh ta tương tác với thế giới có thể tiết lộ rất nhiều điều về bản thân người đó.

4.Khai thác cuộc hội thoại


Lời đối thoại giữa các nhân vật thường sẽ được đặt trong dấu nháy kép. Cuộc hội thoại có thể tiết lộ khá nhiều thứ về nhân vật từ điều mà họ muốn hoặc không muốn nói. Bạn nên hình thành cuộc đối thoại tương tự như khi chúng được trình bày bởi hai con người thật sự thay vì quá hoa mỹ và gượng ép. Bạn nên đọc to đoạn hội thoại để xem liệu nó có tự nhiên như một người nào đó đang trò chuyện hay không.
Lời đối thoại giữa hai nhân vật cũng sẽ cung cấp khá nhiều gợi ý về nghị lực của họ.
Bạn cũng nên chú ý đến yếu tố không được diễn đạt bằng từ ngữ. Ví dụ, nếu một cậu bé đang buồn vì cha của cậu đã bỏ lỡ trận đấu bóng chày, nếu cậu bé ấy không nói về trận đấu này khi cả hai gặp nhau và thay vì vậy, cậu lại nói rằng "Công việc của cha thế nào?", hành động này sẽ cho biết rất nhiều về cậu bé ấy.
Tránh sử dụng từ ngữ dài dòng như "Mai đã nêu ra rằng ..." thay vì "Mai nói rằng..."

5.Phát triển bối cảnh
                                 The Shawshank Redemption 1994
Bối cảnh của truyện ngắn có thể rất quan trọng hoặc không ảnh hưởng nhiều đến sự kiện đang được bộc lộ. Nếu bối cảnh câu chuyện của bạn là tại một ngôi nhà thông thường không liên quan đến câu chuyện thì sẽ không sao. Nhưng nếu nhân tình của nhân vật đột nhập vào căn nhà mà anh ta chia sẻ cùng vợ của mình thì mọi chi tiết nhỏ đều quan trọng, bởi vì nó sẽ cho biết về mối quan hệ tình cảm của nhân vật với vợ của mình – và suy nghĩ của cô nhân tình về vấn đề này. Bạn cần quyết định tầm quan trọng của bối cảnh và phát triển nó sao cho phù hợp.
Ngay cả khi bối cảnh không quan trọng đối với câu chuyện, bạn nên tránh gây bối rối cho người đọc bằng cách cho họ biết về địa điểm diễn ra sự kiện, thậm chí nếu nó chỉ là ngôi làng nhỏ ở Tây Nguyên, hoặc ngôi trường phổ thông không tên tại một nơi nào đó.
Khoảng thời gian cũng được xem như một phần của bối cảnh. Nếu câu chuyện của bạn lấy bối cảnh từ những năm 1960, bạn nên cung cấp cho người đọc đầy đủ gợi ý, hoặc trình bày một cách rõ ràng, để họ không dành một nửa câu chuyện với suy nghĩ rằng nó diễn ra trong hiện tại.

6.Phát triển giọng điệu của bạn


Trong văn viết, giọng điệu là phương pháp độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ để cho thấy rằng bạn là người duy nhất có thể viết nên chúng. Ngôn từ của bạn cần phải sở hữu kiểu cách, giai điệu, và nhịp mà không người nào có thể sao chép chúng. Ban đầu, cố gắng bắt chước nhà văn viết truyện ngắn khác mà bạn yêu thích là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng khi bạn ngày càng tiến bước trong sự nghiệp viết truyện ngắn của mình, bạn nên tìm kiếm cách độc đáo để bộc lộ suy nghĩ và ý tưởng của bản thân.
Giọng điệu diễn tả âm điệu trong từ ngữ của tác giả, chứ không phải chỉ là âm điệu của từ ngữ mà nhân vật sử dụng. Mỗi ngôn từ trong truyện ngắn sẽ góp phần hình thành giọng điệu của tác giả.

7.Tránh xa “cạm bẫy” trong việc viết truyện ngắn


Mặc dù, bạn có thể tham khảo một vài hướng dẫn, không có bất kỳ một nguyên tắc rõ ràng nào mà bạn phải tuân thủ để xây dựng câu chuyện hay ho hoặc tồi tệ. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng cải thiện cơ hội viết nên mẩu truyện ngắn thành công bằng cách tránh thực hiện một vài lỗi lầm phổ biến mà nhà văn khác đã từng phạm phải. Sau đây là một vài điều mà bạn có thể suy nghĩ khi bạn tiến bước với câu chuyện của mình:
·              Không "cung cấp quá nhiều thông tin cùng một lúc". Bạn không nên cho người đọc biết về mọi điều mà họ cần phải biết ngay khi câu chuyện vừa mới bắt đầu. Nếu bạn dành 3 trang giấy để mô tả nhân vật và hành động trước khi mọi chuyện thật sự xảy đến, người đọc sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Tránh hình thành cái kết “đoản hậu”. Không người nào lại thích đọc một câu chuyện nào đó chỉ để phát hiện ra rằng mọi việc chỉ là một giấc mơ, hoặc rằng toàn bộ câu chuyện được trình bày từ quan điểm của người ngoài hành tinh.
Giữ cho mọi thứ luôn đơn giản. Có lẽ bạn nghĩ rằng sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, cao sang để viết truyện ngắn là một cách hay. Nhưng điều này chỉ đúng khi bạn đang viết truyện về cuộc sống thượng lưu trong lâu đài lộng lẫy, trong hầu hết mọi ý tưởng chủ đạo, tốt nhất là bạn nên giữ cho mọi chuyện ngắn và đơn giản.
Tránh diễn giải sự việc trong cuộc đối thoại. Lời dẫn truyện, không hội thoại, cần phải cho đọc giả biết thông tin cơ bản của câu chuyện. Lời đối thoại chỉ nên được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về nhân vật và về sự khó khăn cũng như mối quan hệ của họ, chứ không phải là phơi bày "sự thật" của câu chuyện. Ví dụ, một nhân vật nào đó không nên nói rằng, "Sang à, mặc dù bạn đã 20 tuổi và đây là năm học thứ hai của bạn tại trường Đại học Kinh tế…" bởi vì đây là yếu tố mà cả hai nhân vật đều đã biết rõ.
Trình bày rõ ràng về cao trào của câu chuyện. Bất kỳ người đọc nào cũng phải có thể trả lời câu hỏi "Mối đe dọa ở đây là gì?" trong khi đọc truyện của bạn và sau khi họ đã hoàn tất nó. Nếu đọc giả kết thúc câu chuyện và không hiểu rõ về cao trào của nó, câu chuyện của bạn đã thất bại.


          Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!