Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng Dẫn Viết Truyện Hư Cấu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng Dẫn Viết Truyện Hư Cấu. Hiển thị tất cả bài đăng

Hướng Dẫn Viết Truyện Hư Cấu (Phần 2)

Mời các bạn theo dõi tiếp cách để viết truyện hư cấu như thế nào. Phần này sẽ có nhiều lưu ý sẽ giúp bạn viết truyện hư cấu hay hơn. Xem phần 1 tại đây.

8.Tham khảo ý kiến của người khác


Hãy cho người khác đọc bản thảo của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn thông tin phản hồi có giá trị, và họ thậm chí có thể giúp bạn tiếp tục với công việc viết lách của mình.

9.Loại bỏ những điều không đem lại kết quả
Ngạc nhiên thay, có khá nhiều điều không đem lại kết quả. Đừng sợ khi phải loại bỏ những nhân vật, cốt truyện, và bất kỳ điều gì không phù hợp trong quyển sách hư cấu của bạn. Tương tự, không nên ngần ngại khi phải thêm các yếu tố và nhân vật mới có thể giúp bạn lắp đầy lỗ hổng và tăng thêm ý nghĩa cho tác phẩm của bạn. Trong trường hợp bạn viết sách phi hư cấu, hãy tìm thêm những thông thực tế giúp hỗ trợ cho lời tuyên bố của bạn!

10.Cần nhớ rằng nhiều tác giả cũng đã từng phải hình thành khá nhiều bản thảo trước khi có thể tìm được ý tưởng thật sự phù hợp mà họ có thể gắn bó với nó

Hãy lấy Veronica Roth làm ví dụ, cô ấy là tác giả của bộ ba quyển sách Divergent (Dị biệt). Cô ấy đã từng viết trên trang blog cá nhân rằng cô ấy đã phải thử đi thử lại ít nhất là 48 lần trước khi có thể xác định được ý tưởng phù hợp, và đó là thời gian mà cô ấy còn đang học đại học!

11. Viết về bất kỳ điều gì mà bạn biết
Câu nói này có thể sẽ phù hợp hoặc không phù hợp với bạn. Sẽ tốt hơn khi bạn không phải tiến hành một loại những nghiên cứu trước khi bắt đầu viết, nhưng tìm hiểu thêm một ít thông tin cũng khá hữu ích. Ngoài ra, đây là một bài luyện tập khá tốt: Viết ra những điều mới mẻ có thể sẽ giúp bạn tìm được ý tưởng!

12.Không ngừng cố gắng


Hãy cố gắng giữ cho tâm trí của bạn không ngừng suy nghĩ về một loạt các ý tưởng mọi lúc mọi nơi để bạn không thể viện cớ hết ý tưởng để viết, nhất là sách phi hư cấu luôn cần ý tưởng sáng tạo cao. Bạn không cần phải viết MỌI THỨ vào tác phẩm của bạn, chỉ cần sử dụng một lượng thông tin vừa đủ để làm hài lòng độc giả. Nếu bạn cảm thấy chán ngán khi phải viết, hãy nghỉ ngơi một chút và tái kết nối với thế giới xung quanh, nơi mà bạn có thể tìm thấy ý tưởng của mình. Hoặc bạn có thể thử sử dụng phương pháp viết tự do – chỉ cần viết, không chỉnh sửa, không tẩy xóa "bởi vì chúng quá tệ", chỉ cần viết không ngừng nghỉ – ngay cả khi chúng chỉ là những bối cảnh, giai điệu, hoặc từ ngữ hoàn toàn không ăn nhập với câu chuyện.
Lưu ý:
Hãy ghi nhớ 5 yếu tố quan trọng sau :
o    Nhân vật
o    Địa điểm
o    Hành động
o    Vấn đề
o    Giải pháp
Một quyển sách khiến người khác muốn đọc cần phải sở hữu tựa đề hay, một trang bìa đẹp mắt, hình ảnh bìa đẹp, và tất nhiên, đoạn văn hay để mở đầu.
Luôn nhớ đọc lại tác phẩm của mình! Nếu bạn không đọc lại tác phẩm, bạn sẽ không thể nào nâng cao chất lượng tác phẩm của mình. Tại tòa sạn, biên tập viên sẽ đọc tác phẩm của bạn. Mọi người thường yêu thích sách, và quyển sách đó cần phải thật sự có thể khiến họ "đam mê".
Không nên căng thẳng nếu bạn thay đổi cốt truyện giữa chừng. Ý tưởng hay ho nhất sẽ không xuất hiện khi bạn đang tập trung động não mà chúng được hình thành khi bạn bắt tay vào việc viết lách. Hãy tập trung viết và mọi chuyện khác sẽ đến một cách tự nhiên.
Đừng nên nản lòng! Nếu bạn gặp khó khăn với tác phẩm của mình, hãy nghỉ ngơi một chút. Hãy dành thời gian viết truyện ngắn, viết một bài báo, một bài luận.
Viết về những điều bạn biết, đặc biệt khi bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Hầu hết các nhà văn nổi tiếng từng có các tác phẩm bán chạy thường đã viết ít nhất một vài quyển sách dựa trên những vấn đề đã xảy ra với họ (hoặc với người thân thiết với họ) trong đời thực.
Nếu bạn gặp khó khăn với một ý tưởng nào đó, hãy nhắm mắt lại, giữ bình tĩnh và để trí tưởng tượng bay xa!


Chuẩn bị tinh thần cho việc dành thời gian khá nhiều để viết sách, và đừng ngần ngại khi phải viết lại tác phẩm của bạn. Nhiều tác giả nổi tiếng từng phải dành hàng thập kỷ để có thể hoàn thành tác phẩm của họ!
Tránh tạo nên nhân vật quá hoàn hảo, và hãy lắng nghe tiếng nói của họ. Hãy suy nghĩ về cách phản ứng của họ trước tình huống mà bạn đang gặp phải.
Hãy tạo nên một tác phẩm độc đáo. Đừng sao chép cốt truyện của người khác.
Không nên viết những điều vô nghĩa và tập trung vào mục tiêu chính, có như vậy, tác phẩm của bạn mới có thể trở nên dễ hiểu hơn nhưng thỉnh thoảng bạn cần thêm thắt một số chi tiết để câu chuyện của bạn trở nên thú vị hơn.
Nếu bạn muốn thêm thông tin có thật vào tác phẩm của bạn, chẳng hạn như những điều trong bản tin, đừng ngụy tạo nó. Trước tiên, hãy tiến hành nghiên cứu về nó. Bạn có thể tìm kiếm thông tin cho tác phẩm của bạn.
Hãy nhớ tiến hành nghiên cứu trước khi viết để có thể chắc chắn rằng quyển sách mà bạn dự định viết không trùng lắp với bất kỳ một tác phẩm nào.
Cởi mở đón nhận sự phê bình. Tuy nhiên, nếu mọi việc không diễn ra như bạn mong đợi, bạn cũng không nên quá buồn lòng.
Người dự định viết quyển sách đầu tiên cần phải kiên trì với quyết định của mình. Anh ấy hoặc cô ấy không nên quá lo lắng về thời gian và tiền bạc. Xuất bản quyển sách đầu tiên có thể sẽ như mong đợi, nhưng người đó sẽ có thể học hỏi từ những sai lầm của họ.
Tránh đạo văn (sao chép tác phẩm của một tác giả khác). Ngay cả khi bạn đã cố gắng thay đổi nó theo hướng càng nghệ thuật càng tốt, sẽ có người lần theo dấu vết và liên kết các phần sao chép với nhau. Nhiều người cho rất thích thực hiện việc này.

Hãy chắc chắn rằng bạn THÍCH những gì bạn viết! Thường xuyên tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
o Mình có thích nó không?
o Nó có hài hước không?
o Mình có thích nhân vật chính hay không?
Và quan trọng hơn hết là: Mình có thật sự muốn viết nó hay không?
§             Lý do: Sẽ không hề hay ho gì nếu bạn viết chỉ vì một người nào đó ép buộc bạn. Hãy viết vì bạn thật sự MUỐN viết.


    Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

Hướng Dẫn Viết Truyện Hư Cấu (Phần 1)

Cám ơn các bạn đã gửi nhiều câu hỏi cho mình trong thời gian qua. Hôm nay, mình xin tổng hợp cách để các bạn có thể viết truyện hư cấu như thế nào. Xin mời các bạn theo dõi.

1.Lựa chọn chủ đề mà bạn biết rõ, hoặc muốn biết về nó


Sách phi hư cấu của bạn có thể là thông tin về một nơi nào đó mà độc giả muốn đến, hoặc thông tin về một nơi nói chung. Nó có thể là về xã hội ngày nay, hoặc về vị lãnh đạo hiện tại hoặc trong lịch sử hoặc một người nổi tiếng nào đó. Điều duy nhất mà bạn cần lưu ý đó là sách phi hư cấu cần phải dựa trên sự thật.

2.Nghiên cứu


Cho dù có biết nhiều đến đâu, mỗi chuyên gia đều có ít nhất một điều mà họ phải học hỏi! Bạn sẽ không thể biết hết về một chủ đề nào đó. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc trở ngại, hãy thử thực hiện các phương pháp sau:
Tìm kiếm trực tuyến. Đôi khi bạn cần phải nỗ lực khá nhiều để có thể thu hẹp phạm vi của tác phẩm, nhưng hãy để công cụ tìm kiếm giúp bạn chinh phục tri thức. Bạn không nên chỉ tìm hiểu về bài viết chính, hãy xem thêm các bài tham khảo khác. Để lại những câu hỏi trên diễn đàn và những trang web khác phòng trường hợp một người nào đó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Tham khảo quyển sách phi hư cấu khác về chủ đề tương tự hoặc có liên quan đến chủ đề của bạn. Tác giả của quyển sách đó có thể có góc nhìn khác, và họ cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin mà bạn có thể đã bỏ sót, và bạn sẽ tiến hành tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác để xác thực thông tin trước khi thêm chúng vào quyển sách của bạn có đúng không? Đúng vậy!
Tham khảo ý kiến của chuyên gia. Có khả năng là trên thế giới này có các chuyên gia đã từng có những thành công để đời và biết rõ mọi điều về chủ đề mà bạn đang viết. Hãy cố gắng tìm họ, xin họ dành cho bạn một ít thời gian, và hỏi họ xem liệu họ có thông tin độc đáo hoặc thú vị nào về chủ đề mà bạn đang viết hay không.
Tham khảo bách khoa toàn thư. Đúng vậy, đây là một công việc khá nhàm chán, nhưng ai đó sẽ phải thực hiện nó. Và người đó có thể là bạn, khi bạn cần phải thu thập thông tin cần thiết cho quyển sách hư cấu của bạn.

    3.Định dạng quyển sách của bạn

   Những quyển sách không thể xuất bản là những quyển sách có bố cục kém. Ví dụ, không nên bàn về khu vực thích hợp để câu cá và những vùng biển ở Châu Âu trong cùng một chương. Do đó, ít nhất bạn  cũng phải lên bố cục chính xác, rõ ràng, không trùng lập ý cho cuốn sách hư cấu của bạn.

         4.Thêm vào những chi tiết sống động

       Không ai lại thích đọc một quyển sách nhàm chán! Một quyển sách hay là một quyển sách giàu chi tiết và màu sắc, và cả cuốn sách hư cấu cũng vậy, càng sáng tạo, càng thu hút độc giả.

5.Hãy kiên trì


Một chàng trai trẻ hỏi rằng "Làm thế nào để tôi có thể vào Nhạc viện Thành phố?", "Luyện tập", người tài xế trả lời. Có công mài sắc có ngày nên kim. Hãy viết một cách thường xuyên – cho dù là bạn viết về câu chuyện của bạn, hoặc về một suy nghĩ hoặc một điều gì đó mà bạn quan sát được. Bạn càng luyện tập nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ trở nên thành thạo hơn bấy nhiêu. Quyển sách của bạn không cần phải hoàn hảo, không cần phải giống như điều mà bạn muốn lúc đầu – điều quan trọng nhất là bạn có thể viết nó. Sau này, bạn sẽ có khá nhiều thời gian để xem lại cách viết truyện hư cấu của mình.

6.Không ngừng đưa ra câu hỏi về động cơ, câu chuyện, và nhân vật của bạn

Bạn phải hình thành lý do cụ thể cho mọi sự kiện và mọi nhân vật trong tiểu thuyết của bạn - viết rằng lá có màu xanh sẽ giúp độc giả nhận thức được rằng đó là mùa xuân hoặc mùa hè. Viết rằng một nhân vật nào đó có bộ râu rậm rạp cho thấy rằng ông ta đã bị cầm tù hoặc tương tự (hoặc có thể ông ta là một diễn viên Hollywood). Mỗi nhân vật đều phải có động cơ cho hành động của mình, vì vậy hãy đặt ra câu hỏi cho "họ" khi bạn viết. "Tại sao ông lại muốn lên chuyến bay đó và bỏ mặc anh ta ở Huế?"

7. Nghỉ giải lao trước khi xem lại một vài quan điểm


Khả năng viết sẽ được cải thiện theo khoảng cách. Khi bạn trở lại với tác phẩm của mình sau giờ giải lao, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những điều phù hợp và không phù hợp trong câu chuyện mà bạn đã viết, cố gắng xác định điều này khi bạn đang mắc kẹt ở giữa câu chuyện sẽ gây khó khăn hơn cho bạn. Hãy bỏ qua một bên một chương nào đó trong vòng một tuần và quay về với nó sau này khi bạn cảm thấy hoàn toàn sảng khoái và có cách nhìn mới mẻ hơn.
Nếu bạn gặp phải tình trạng không có cảm hứng để viết (writer’s block), hãy ngừng viết trong một vài ngày, nghe nhạc nhẹ để làm trống tâm trí.
Đón xem tiếp phần 2.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!